icon icon icon

vay ngân hàng sacombank -

Mách bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng đơn giản dễ dàng chính xác


Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Tư Vấn Hoàn Toàn Miễn Phí

Hỗ trợ tư vấn hồ sơ thủ tục điều kiện vay vốn sacombank

Giải đáp mọi thắc mắc

Hỗ trợ giải đáp thắc lãi suất theo tháng theo năm các khoản vay

Chăm sóc 24/7

Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7

Uy tín thương hiệu

Là thương hiệu ngân hàng được yêu thích và lựa chọn

Bạn đã biết mấy loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất vay ngân hàng có phức tạp như bạn nghĩ? Cùng xem hướng dẫn!

Khi quyết định vay ngân hàng để thực hiện nhu cầu cá nhân, ngoài việc quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu và nên biết cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng.

Về cơ bản, phương pháp tính lãi (công thức tính lãi) sẽ khá giống nhau và cùng tuân theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Dưới đây là các loại lãi suất và cách tính lãi suất vay ngân hàng cơ bản mà khách hàng cần nắm được để đảm bảo cho kế hoạch tài chính của bản thân.

Các hình thức lãi suất phổ biến

Lãi suất vay ngân hàng mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm, ví dụ lãi suất cho vay 15% - 18%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn cho gói vay, một số tổ chức đã niêm yết lãi suất theo tháng, ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa là 12%/năm. Nếu bạn thấy một con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé! Đồng thời cũng nên xác thực lại thông tin mà bạn đọc được để tránh rủi ro hoặc lừa đảo.

Lãi suất cố định

Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho hình thức lãi suất cố định là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.

Ví dụ: Anh Minh Trần D vay số tiền 30 triệu trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/ năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là 300 nghìn đồng (30 triệu x (12%/12)) trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi (Lãi suất thay đổi, biến động)

Mức lãi suất thay đổi này áp dụng tùy theo quy định và chính sách theo từng giai đoạn của các ngân hàng. Mức lãi suất này thông thường sẽ bao gồm: Chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.

Ví dụ: Anh Minh Trần D vay thế chấp số tiền 30 triệu trong 1 năm với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ biến động.

Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải trả mỗi tháng sẽ là 300 nghìn đồng (30 triệu x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hiện tại của thị trường. Mức lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.

Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nổi này.

Lãi suất hỗn hợp

Với cách tính lãi suất vay ngân hàng theo hình thức này, lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận, sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi) và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi), với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Cách tính lãi suất vay vốn ngân hàng thường được áp dụng Lãi phải trả (hàng tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x lãi suất x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại) / 365

Hình thức tính lãi suất vay ngân hàng này còn gọi là cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. Tại thời điểm tính lãi dư nợ vay hiện tại là cơ sở để tính tiền lãi thực tế phải trả. Do vậy, khi khoản vay càng về sau thì tiền lãi hàng tháng phải trả sẽ giảm dần.

Ví dụ: Doanh nghiệp A vay 200 triệu để đầu tư cho dự án mới với mức lãi suất ước tính 26%/năm. Đến nay, khoản vay này đã được hơn 380 ngày. Giả sử mỗi tháng đều trả tiền lãi đầy đủ. Vậy phần lãi phải trả tháng tiếp theo = (200.000.000 x 26% x 380)/ 365 = 54,136,986 VNĐ

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng cách tính lãi xuất vay vốn ngân hàng dựa vào dư nợ gốc ban đầu. Phổ biến là các sản phẩm vay trả góp số tiền nhỏ và khách hàng phải trả hàng tháng một số tiền cố định bao gồm cả lãi và gốc. Hình thức này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng bởi sự tiện lợi khi thanh toán và nằm trong khả năng chi trả với những người có thu nhập không cao

MÔ PHỎNG VÍ DỤ KHOẢN VAY CÁ NHÂN

Ví Dụ ( mô phỏng khoản vay cá nhân ) : Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng). Lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

VD : Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)

Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 50.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 5.000.000đ.

Tháng thứ 2, lãi sẽ chỉ tính trên 45.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.

Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 40.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

Theo nguyên tắc, tuy cùng tổng số tiền lãi phải trả, cách tính lãi trên dư nợ giảm dần sẽ làm mức lãi suất cao hơn cách tính lãi trên dư nợ gốc. Hay nói cách khác, với cùng một khoản vay và thời hạn vay, 2 cách tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần và dư nợ gốc sẽ cho ra 2 con số thể hiện mức lãi suất khác nhau, nhưng tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau.

Một vài lưu ý khi vay vốn tín chấp

Tính toán khả năng trả nợ Trước khi nhận khoản vay bạn cần phải biết chính xác về khả năng thanh toán hàng tháng của mình, bạn cần biết số tiền phải trả sẽ chiếm bao nhiêu trong thu nhập hàng tháng và bạn có thể trả nó mà vẫn sống bình thường được. Số tiền chi trả hàng tháng không nên vượt quá 40% tổng thu nhập hàng tháng của bạn

Các ngân hàng sẽ bị thiệt nếu bạn trả nợ sớm , do đó các ngân hàng thường đưa ra một con số % bạn phải trả thêm nếu bạn tiến hành tất toán trước hạn. Khách hàng vay tín chấp cũng cần hiểu đúng về lãi suất vay ngân hàng. Các ngân hàng thường đưa ra 2 cách tính lãi suất đó là lãi suất giảm dần và lãi suất cố định:

Trong phương pháp tính lãi suất giảm dần , số tiền phải thanh toán cho lãi suất khoản vay của bạn vẫn tiếp tục giảm dựa trên số tiền gốc hàng tháng được giảm, nguyên tắc là được giảm hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Thời hạn khoản vay mặc định, có thể trả trước hạn linh hoạt (không phí phạt), tối thiểu 61 ngày (3 Tháng) và tối đa đến 12 tháng (1 năm) Lãi suất vay trong hạn tối thiểu 1%/năm, tối đa 12%/năm

CHÍNH SÁCH CHO VAY – QUÝ KHÁCH LƯU Ý

Tùy Nhu Cầu mà các khoản vay thời gian vay tối thiểu là 12 tháng ( 365 ngày ) và thời gian vay tối đa 60 tháng ( 1800 ngày)

Lãi suất Bắt Buộc tối thiểu 5.7%/1năm – lãi suất tối đa 10.3%/1 năm Các khoản vay dài hạn sẽ được hỗ trợ ưu đãi:

Ví dụ mô phỏng khoản vay cá nhân thực tế : NGUYỄN TIẾN H vay 30 triệu trong 12 tháng và trả góp mỗi tháng gốc + lãi là 2.750.000 vậy sau 12 tháng tổng lãi + gốc là 33 triệu suy ra số tiền lãi là 3 triệu vậy lãi suất: 10%/năm - đây là tạm tính còn thực tế là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần nên khách hàng sẽ chỉ phải trả ít hơn khi còn nợ ít.

Nhưng nếu NGUYỄN TIẾN H vay 30 triệu trả trong vòng 60 tháng thì mỗi tháng sẽ phải trả góp 762.000đ vậy tổng sau 60 tháng cả gốc và lãi là : 45.720.000 trừ đi gốc tiền lãi là 15.720.000 trong 5 năm thì mỗi năm lãi là 3.144.000 sấp sỉ 10%/năm. đây là tạm tính còn thực tế là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần nên khách hàng sẽ chỉ phải trả ít hơn khi còn nợ ít.

Khách vay số tiền càng lớn lãi suất càng thấp.