icon icon icon

vay ngân hàng sacombank -

Tìm hiểu về vay tín chấp là gì ? Những quy định mới về vay tín chấp mới nhất 2023


Tìm hiểu về vay tín chấp là gì ? Những quy định mới về vay tín chấp mới nhất 2023

Tư Vấn Hoàn Toàn Miễn Phí

Hỗ trợ tư vấn hồ sơ thủ tục điều kiện vay vốn sacombank

Giải đáp mọi thắc mắc

Hỗ trợ giải đáp thắc lãi suất theo tháng theo năm các khoản vay

Chăm sóc 24/7

Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7

Uy tín thương hiệu

Là thương hiệu ngân hàng được yêu thích và lựa chọn

Bên cạnh vay thế chấp thì vay tín chấp cũng rất phổ biến hiện nay. Vì vay không có tài sản bảo đảm nên vay tín chấp thường có lãi suất cao nhưng thủ tục khá đơn giản.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay; lịch sử tín dụng của họ…

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN:

1. Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó…

Lãi suất khi vay tín chấp

Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.

Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).

Thông thường, bởi những rủi ro do vay tín chấp không có tài sản bảo đảm mang lại rất cao nên lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn vay thế chấp. Tuy nhiên, mức lãi cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính; phụ thuộc vào thỏa thuận với bên vay và mức độ uy tín của người vay...

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Vay tín chấp ở đâu? Bằng cách nào?

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính cho khách hàng vay tín chấp. Có thể kể đến: Viettinbank , ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Maritime Bank, Standard Chartered, Techcombank, VPBank, FE Credit, Easy Credit, Lotte Finance…

Có nhiều hình thức vay tín chấp như:

- Vay tín chấp theo lương;

- Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu;

- Vay tín chấp theo đăng ký xe;

- Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm;

- Vay tín chấp theo sim;

- Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước…

Để được vay tín chấp, người vay liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty tài chính để được hướng dẫn cung cấp các giấy tờ cần thiết. Bởi mỗi ngân hàng, công ty tài chính, với mỗi gói vay khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ không giống nhau.

Chẳng hạn, nếu cần vay qua lương, người vay chủ yếu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;

- Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe;

- Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân sự/ Quyết định biên chế;

- Sao kê lương/ Xác nhận lương;

- Giấy đề nghị vay vốn;

- Phương án sử dụng vốn.

MÔ PHỎNG VÍ DỤ KHOẢN VAY CÁ NHÂN

Ví Dụ ( mô phỏng khoản vay cá nhân ) : Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng). Lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

VD : Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)

Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 50.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 5.000.000đ.

Tháng thứ 2, lãi sẽ chỉ tính trên 45.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.

Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 40.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

Theo nguyên tắc, tuy cùng tổng số tiền lãi phải trả, cách tính lãi trên dư nợ giảm dần sẽ làm mức lãi suất cao hơn cách tính lãi trên dư nợ gốc. Hay nói cách khác, với cùng một khoản vay và thời hạn vay, 2 cách tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần và dư nợ gốc sẽ cho ra 2 con số thể hiện mức lãi suất khác nhau, nhưng tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau.

Một vài lưu ý khi vay vốn tín chấp

Tính toán khả năng trả nợ Trước khi nhận khoản vay bạn cần phải biết chính xác về khả năng thanh toán hàng tháng của mình, bạn cần biết số tiền phải trả sẽ chiếm bao nhiêu trong thu nhập hàng tháng và bạn có thể trả nó mà vẫn sống bình thường được. Số tiền chi trả hàng tháng không nên vượt quá 40% tổng thu nhập hàng tháng của bạn

Các ngân hàng sẽ bị thiệt nếu bạn trả nợ sớm , do đó các ngân hàng thường đưa ra một con số % bạn phải trả thêm nếu bạn tiến hành tất toán trước hạn. Khách hàng vay tín chấp cũng cần hiểu đúng về lãi suất vay ngân hàng. Các ngân hàng thường đưa ra 2 cách tính lãi suất đó là lãi suất giảm dần và lãi suất cố định:

Trong phương pháp tính lãi suất giảm dần , số tiền phải thanh toán cho lãi suất khoản vay của bạn vẫn tiếp tục giảm dựa trên số tiền gốc hàng tháng được giảm, nguyên tắc là được giảm hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Thời hạn khoản vay mặc định, có thể trả trước hạn linh hoạt (không phí phạt), tối thiểu 61 ngày (3 Tháng) và tối đa đến 12 tháng (1 năm) Lãi suất vay trong hạn tối thiểu 1%/năm, tối đa 12%/năm

CHÍNH SÁCH CHO VAY – QUÝ KHÁCH LƯU Ý

Tùy Nhu Cầu mà các khoản vay thời gian vay tối thiểu là 12 tháng ( 365 ngày ) và thời gian vay tối đa 60 tháng ( 1800 ngày)

Lãi suất Bắt Buộc tối thiểu 5.7%/1năm – lãi suất tối đa 10.3%/1 năm Các khoản vay dài hạn sẽ được hỗ trợ ưu đãi:

Ví dụ mô phỏng khoản vay cá nhân thực tế : NGUYỄN TIẾN H vay 30 triệu trong 12 tháng và trả góp mỗi tháng gốc + lãi là 2.750.000 vậy sau 12 tháng tổng lãi + gốc là 33 triệu suy ra số tiền lãi là 3 triệu vậy lãi suất: 10%/năm - đây là tạm tính còn thực tế là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần nên khách hàng sẽ chỉ phải trả ít hơn khi còn nợ ít.

Nhưng nếu NGUYỄN TIẾN H vay 30 triệu trả trong vòng 60 tháng thì mỗi tháng sẽ phải trả góp 762.000đ vậy tổng sau 60 tháng cả gốc và lãi là : 45.720.000 trừ đi gốc tiền lãi là 15.720.000 trong 5 năm thì mỗi năm lãi là 3.144.000 sấp sỉ 10%/năm. đây là tạm tính còn thực tế là lãi suất tính trên dư nợ giảm dần nên khách hàng sẽ chỉ phải trả ít hơn khi còn nợ ít.

Khách vay số tiền càng lớn lãi suất càng thấp.